Chỉ khoảng 10 năm trước, thực tế ảo (VR) vẫn còn là thứ chỉ gắn liền với các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại công nghệ VR đã có nhiều bước đột phá vượt trội và tạo dấu ấn trong các lĩnh vực khác nhau. Trường học được cho là một trong những nơi có thể phát huy tiềm năng lớn nhất từ công nghệ VR. Cụ thể, thực tế ảo trong giáo dục đã hiện thực được 10 cách đào tạo như sau.
10 ứng dụng VR áp dụng phổ biến trong giáo dục
1. Du hành tới mọi nơi bằng thiết bị thực tế ảo
Các chuyến đi dã ngoại luôn là một phần quan trọng trong việc giáo dục. Việc tham quan, trải nghiệm cuộc sống thực tế sẽ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và kinh nghiệm sinh tồn.
Thực tế cho thấy rằng không phải nơi nào chúng ta cũng đặt chân đến được. Ví dụ như núi Phú Sỹ, Vạn Lý Trường Thành, Mặt trăng,…Tuy nhiên, thực tế ảo trong giáo dục sẽ giải quyết được vấn đề này một cách đơn giản.
Điều này đã được nhiều trường học giải quyết bằng cách sử dụng Google Art & Culture và các ứng dụng tương tự vào lớp học. Với các ứng dụng này, học sinh sẽ được du hành tới mọi nơi trên thế giới. Thậm chí, công nghệ VR còn có khả năng tái hiện lại những sự kiện lịch sử để học sinh theo dõi.
2. Trải nghiệm học tập từ xa bằng thực tế ảo trong giáo dục
Internet ngày càng phát triển khiến cho việc kết nối mọi người, mọi văn hóa trên thế giới ngày càng dễ dàng. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở mức nhắn tin hoặc facetime.
Công nghệ VR trong giáo dục hứa hẹn sẽ nâng tầm việc học tập và đào tạo từ xa. Học sinh và giáo viên sẽ được trải nghiệm học tập tại nhà nhưng cảm giác không khác gì trong lớp học đích thực. Điều này thực sự có lợi ích lớn trong tình hình dịch bệnh như COVID-19.
3. Tạo môi trường thực hành an toàn
Đối với môi trường học đường, việc triển khai các hoạt động thực hành vẫn còn khá hạn chế. Điều này xuất phát không chỉ từ điều kiện cơ sở vật chất mà còn là độ phức tạp của các thí nghiệm. Những thí nghiệm phức tạp đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chắc chắn. Nếu không thực hiện đúng quy trình có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tài sản.
Thực tế ảo trong giáo dục đã mang tới mô hình mô phỏng các phòng thí nghiệm, thiết bị hoàn toàn tương tự đời thực. Từ đây, học sinh, giáo viên có thể thực hiện mọi thí nghiệm mà không cần lo lắng về độ an toàn của nó.
4. Thực tế ảo áp dụng trong Y khoa
Y khoa là một trong những lĩnh vực đặc thù của giáo dục. Đối với các chương trình đào tạo thông thường, sinh viên sẽ không có quá nhiều cơ hội để thực hiện các khâu phẫu thuật hay xử lý các tình huống phức tạp. Điều này càng phổ biến hơn với những lớp Y khoa thấp, chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm.
Công nghệ VR với khả năng hiển thị mô hình 3D từ thiết bị, bệnh nhân, bộ phận, tế bào,…sinh viên có thể tham khảo và cải thiện mọi thao tác mà không cần lo lắng đến độ an toàn như đời thực. Đây cũng là môi trường để giúp bác sĩ, giáo viên hoàn thiện thêm kỹ năng Y khoa của mình.
5. Tạo trò chơi thực tế ảo trong giáo dục
Một trong những điểm yếu lớn nhất của giáo dục truyền thống đó là dễ bị nhàm chán do nội dung sách vở. Phương pháp này gần như tách biệt với các trò chơi có tính tương tác. Do đó, học sinh thường có xu hướng phân tâm và ít tập trung trong bài giảng.
Hiểu được vấn đề này, nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới đã bắt đầu áp dụng các nội dung dạy học vào trò chơi tương tác. Không còn là các dòng chữ khô khan mà bài học sẽ được mô tả bằng hình ảnh, âm thanh sinh động. Học sinh sẽ được trải nghiệm và tham gia trò chơi. Điều này không chỉ kích thích sự hứng thú, tập trung, sáng tạo của học sinh mà còn giúp giáo viên truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng hơn nhiều.
6. Dạy các học sinh đặc biệt
Dạy học bằng công nghệ VR là một ý tưởng tuyệt vời để đồng bộ hóa chương trình đào tạo cho mọi học sinh, kể cả các trường hợp đặc biệt.
Những học sinh khuyết tật hoặc bị yếu về chức năng nghe, đọc thường gặp nhiều khó khăn trong phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên, đối với công nghệ thực tế ảo, việc khám phá, tương tác với kiến thức sẽ trở nên rất dễ dàng.
Cho dù là học sinh đặc biệt, bị khiếm khuyết thì cũng đều được những hình ảnh, âm thanh 3D khơi dậy trí tưởng tượng. Thực tế ảo trong giáo dục thực sự có nhiều lợi ích trong việc truyền tải kiến thức tới mọi học sinh.
7. Nghiên cứu và giải phẫu một cách chi tiết
Vốn dĩ việc giải phẫu chưa bao giờ có thể thực hiện một cách dễ dàng. Đây là hoạt động nghiên cứu cần có kinh nghiệm, kỹ năng và sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền.
Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi các nhà khoa học đang yêu cầu bảo vệ động vật bằng việc tránh thực hiện giải phẫu trong dạy học. Dự luật năm 2019 được đưa ra tại California về việc cấm mổ xẻ động vật ở trong trường học chính là một minh chứng rõ ràng.
Tuy nhiên, ngành giải phẫu cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Sự xuất hiện của thực tế ảo trong trường học giúp mô tả hình ảnh 3D và quá trình giải phẫu hoàn toàn tương tự như thực tế. Cách làm này không hề ảnh hưởng gì các loài động vật ngoài đời thực.
8. Giáo dục tăng cường tương tác của học sinh
Công nghệ VR mở ra một cơ hội lớn trong việc thúc đẩy tương tác của giáo dục. Từ đây học sinh sẽ được tương tác trực tiếp với kiến thức bằng hình ảnh, âm thanh, hiện tượng. Không chỉ vậy, việc học sinh tương tác với nhau, với giáo viên bằng lời nói, hành động cũng trở nên phổ biến hơn. Thậm chí, những người ở 2 đầu trái đất, 2 vùng đất xa xôi cũng có thể thảo luận, tương tác các nội dung nghiên cứu với nhau.
Tăng cường tính tương tác giữa học sinh
9. Thực tế ảo xóa bỏ rào cản ngôn ngữ trong giáo dục
Việc học tập một ngôn ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng nếu chúng ta chỉ nghe, đọc và nói như thông thường. Nhiều chuyên gia đã nhận ra rằng muốn phát triển tư duy và học một ngôn ngữ thì cách nhanh nhất chính là tham gia các trò chơi, tương tác với người dân tại đất nước đó.
Các ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục sẽ cung cấp cho người học một môi trường kết nối với mọi người trên thế giới. Tại đây, học sinh sẽ tham gia các trò chơi, theo dõi các hoạt động và giao tiếp với những người ở bản địa. Đó chính là một cách tuyệt vời để cải thiện khả năng ngôn ngữ và hiểu biết của học sinh.
10. Phòng thí nghiệm thực tế ảo trong trường học
Phòng thí nghiệm sử dụng công nghệ VR cung cấp môi trường mô phỏng chân thực, hấp dẫn. Học sinh có thể tự khám phá, thực hiện các thí nghiệm, mô phỏng vốn dĩ không thể hoặc chưa có điều kiện làm trong thực tế.
Tại môi trường thực tế ảo, học sinh sẽ được tiếp cận với các thiết bị tiên tiến, những mô hình kỹ thuật cao cấp mà vốn không có sẵn trong trường học. Tất nhiên, việc thực hiện thí nghiệm này sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề an toàn.
Tổng kết
Mặc dù vẫn đang đứng trước nhiều thách thức liên quan tới chi phí, tính linh hoạt và áp dụng đồng bộ. Tuy nhiên, thực tế ảo trong giáo dục vẫn được kỳ vọng sẽ làm thay đổi, tối ưu hóa mọi hoạt động giáo dục. 10 cách áp dụng trên đây chỉ là những bước ban đầu. Khi đã tối ưu thiết bị, phần mềm VR thì mọi hoạt động dạy học sẽ đều được thực hiện bằng công nghệ thực tế ảo.