Microsoft HoloLens: Những ưu và khuyết điểm của sản phẩm công nghệ AR nổi bật nhất hiện nay

Ống kính Microsoft HoloLens đã đem tới một cái nhìn độc đáo về công nghệ tương tác thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality). Bản phát hành chính thức năm 2015 3 năm trước cho thấy nó hộ tụ đầy đủ các yếu tố để thành công.

Những ưu điểm vượt trội của Hololens:

  • Chất lượng phần cứng rất tốt
  • Thiết kế nhỏ gọn, hợp lý và tỉ mỉ tới từng chi tiết
  • Tiềm năng ứng dụng mở rộng gần như vô hạn
  • Ông lớn Microsoft hậu thuẫn với tiềm lực kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới
  • Hầu như chưa có đối thủ cạnh tranh.

Với những ưu thế vượt trội như thế liệu Microsoft có thể khắc phục được một số nhược điểm hiện tại của HoloLens, và hãng dự định phát triển thêm những công nghệ gì cho thế hệ tiếp theo?

Cấu tạo kính Hololens

Cấu tạo kính Hololens

Tại hội nghị Build năm 2015, Microsoft đã mở riêng một phòng chỉ dùng để trình diễn HoloLens. Trước khi vào phòng này, các phòng viên đã phải để lại hết tất cả những thiết bị điện tử, bao gồm cả camera ở bên ngoài. Những hình ảnh được sử dụng trong bài viết đều là chụp phiên bản mẫu của HoloLens đặt trong lồng kính bên ngoài phòng trình diễn. Điều này cho thấy Microsoft thận trọng như thế nào về những gì mà mình đang nắm giữ. Họ không muốn bất kỳ đối thủ nào nắm bắt được các thông số kỹ thuật chi tiết vào thời điểm này.

Cấu tạo kính Hololens nhìn từ trên

Cấu tạo kính Hololens nhìn từ trên

Thực tế thiết bị kính HoloLens mà Microsoft cho phép các nhà báo thử nghiệm ở hội nghị Build 2015 được hãng đánh giá là “phần cứng đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên”, và nó đem lại cảm giác đúng như vậy. Tuy nhiên, tiềm năng mà nó đem lại thực sự là không thể tưởng tượng ra hết được vào thời điểm đó.

Hololens demo Minecraft game

Hololens demo Minecraft game (Được Microsoft mua lại từ Mojang (Thụy Điển) trị giá 2,5 tỉ USD)

Trong buổi trình diễn Microsoft đã không sử dụng demo Minecraft, hay các 3D demo bề mặt sao hoả, phẫu thuật cơ thể người để trình diễn khả năng của HoloLens như các video trước đó. Mà thay vào đó, họ demo cách một nhà phát triển ứng dụng cho HoloLens tạo ra một app bằng engine Unity render ra các lớp hình ảnh giữa thật và ảo cùng nhau như thế nào. Quá trình này cho thấy Microsoft muốn hướng tới đối tượng là những nhà phát triển ứng dụng cho hololens chứ chưa phải người dùng cuối, họ muốn các nhà phát triển sẽ thúc đẩy và quảng cáo sản phẩm ống kính Hololens này đến với người dùng thông qua các app, ứng dụng mà họ cung cấp, và đảm bảo người dùng có sự hỗ trợ từ số lượng app khổng lồ khi thiết bị này được Microsoft tung ra thị trường một cách đại trà. Tất nhiên giá trị của chiếc kính phụ thuộc rất nhiều vào các ứng dụng mà nó hỗ trợ.

Những hạn chế của kính Hololens là gì?

Microsoft đạ tạo ra một chiếc kinh Hololens thật là tuyệt vời, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong phiên bản đầu tiên này. Đặc biệt là khi công nghệ mà nó sử dụng đều rất mới và chưa có sản phẩm tương tự nào hoàn thiện trước đó. Điểm sơ qua một số hạn chế nổi bật sau của kính hololens nhé:

  • Góc nhìn hay trường thị giác (FOV) rất hạn chế
  • Giá thành cao ($3000) – Hololens là thiết bị giải trí thực tế ảo đắt đỏ nhất hiện nay
  • Khớp chỉnh ôm khít đầu thường xuyên bị lỏng
  • Hơi nặng (về phía trước) nếu đeo trong thời gian dài
  • Thời lượng pin hạn chế
  • Tai nghe và âm thanh
Gạt qua một bên những “hạt sạn” trên, khi HoloLens được đeo đúng cách, nó sẽ đem tới cảm giác khá tuyệt. Bạn sẽ cảm thấy độ nặng rất rõ trước trán khi đeo HoloLens. Dù chưa đến mức gây khó chịu, nhưng trọng lượng này cũng đủ để khiến bạn nhận ra. Microsoft đã làm rất tốt khi có thể tích hợp tất cả trong một chiếc kính này, kể cả pin. Nhưng họ vẫn nên tiếp tục cải tiến HoloLens, tìm cách dồn các linh kiện về hai bên và phía sau để loại bỏ phần nào cảm giác nặng ở phần trước kính. Tôi đánh giá rất cao việc vòng phía trong được độn đệm mềm. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nó đã đem lại cảm giác dễ chịu và giúp tôi có thể tập trung vào những hình ảnh trước mắt. Tuy nhiên phần simili bọc chất lượng khá kém, sau này khi sử dụng một thời gian thường bị mài mòn, tróc và nứt ra.
Hololens 3D demo game ấn tượng độc đáo

Hololens 3D demo game ấn tượng độc đáo

Điều đặc biệt là ngay cả với những người bị cận thị, họ cũng không cần phải bỏ kính của mình ra khi đeo HoloLens. Có lẽ các nhà thiết kế ra chiếc kính này đã tính đến điều này (hoặc bản thân họ cũng bị cận ^^!), khi đeo lồng 2 chiếc kính thì chiếc kính cận của bạn cũng không bị ép vào mặt hay hai bên thái dương – điều thường xảy ra trên những chiếc kính thực tại ảo khác. Nó cũng không khiến người đeo cảm thấy chóng mặt khi sử dụng lâu như kính Oculus Rift. Do vẫn có thể nhìn thấy được những gì đang xảy ra xung quanh, tôi không cảm thấy bị cô lập với thế giới thực hay ngột ngạt với kính HoloLens. Sẽ thật tuyệt nếu như màn hình trong suốt của HoloLens không tối quá.
Những nhược điểm về cảm giác thì không phải là nghiêm trọng vì nó cũng xảy ra với hầu như tất cả các kính thực tế ảo hiện nay, thậm chí là nghiêm trọng hơn. Nhược điểm số 1 của Hololens đó là FOV, trường thị giác quá nhỏ, điều này làm giảm trải nghiệm của người dùng rất lớn và gây ra nhiều khó chịu khác. Và Microsoft đã và đang cố gắng tìm ra cách khắc phục nó, mở rộng trường thị giác bằng một công nghệ mới hơn.
Hình mô phỏng khu vực thể hiện hình ảnh giới hạn của Kính HoloLens

Hình mô phỏng khu vực thể hiện hình ảnh giới hạn của Kính HoloLens

Công nghệ mới của Microsoft giới thiệu có thể tách ống dẫn sóng thành hai phần tử với hai lõi riêng biệt, hình ảnh cuối cùng sẽ được tổng hợp từ hai lõi riêng biệt này. Nghe có vẻ phức tạp nhưng về cơ bản thì Microsoft đã tìm ra lời giải để khắc phục nhược điểm lớn nhất của HoloLens. Với công nghệ này, từ góc nhìn 35 độ, người dùng có thể nâng cao góc nhìn của HoloLens lên gấp đôi với 75 độ. Thật tuyệt phải không nào.
Không chỉ trên lý thuyết, các kỹ sư của Microsoft cho biết họ đã ứng dụng được công nghệ này trong một phần cứng thử nghiệm. Hứa hẹn giải pháp mới sẽ được tích hợp trong chiếc kính HoloLens thế hệ thứ 2. Và Microsoft cũng đã đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ mới này. Theo Windows Central, kính Hololens thế hệ thứ 2 sẽ có tên mã Sydney và được trang bị bộ xử lý Holographic Processing Unit (HPU) tùy biến với một lõi riêng cho các tác vụ liên quan tới AI. Đây chính là thành phần quan trọng để xử lý các tác vụ, thông tin liên quan tới thế giới thật và thế giới ảo trong môi trường AR. Do có các thành phần độc lập như vậy nên HoloLens 2 có thể tự xử lý, phân tích dữ liệu mà không phải giao tiếp với dịch vụ đám mây, từ đó giúp việc xử lý và nhận diện các vật thể, môi trường nhanh hơn. Dự kiến Microsoft sẽ giới thiệu HoloLens 2 vào đầu năm 2019 và họ không cần phải vội vàng bởi trên thị trường họ chưa có đối thủ cạnh tranh nào cả. Đối thủ Magic Leap cũng đã giới thiệu kính AR nhưng tới giờ nó vẫn bị hoãn chưa bán ra và các công nghệ cũng như kiểu dáng thiết kế được đánh giá là còn cách Hololens một khoảng khá xa. Chúng ta hãy cùng chờ đợi Hololens 2 nhé.

Kết luận tạm thời

Kính HoloLens vẫn chưa hoàn hảo, nhưng nó vẫn đang tiếp tục được Microsoft phát triển. Nếu như hãng có thể khắc phục hết những nhược điểm trong các phiên bản tiếp theo, nó có thể trở thành một thiết bị giải trí tuyệt vời và thậm chí là được ứng dụng thực tế vào nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, quân sự… Với các ứng dụng được lập trình cầu kỳ hơn, hiệu năng được cải tiến và góc nhìn được mở rộng ra, giá thành sẽ giảm khi sản xuất số lượng lớn, kính HoloLens có tiềm năng thay đổi cách mà chúng ta tương tác với Thế giới thông qua công nghệ.
Tham khảo: mspoweruser và nhiều nguồn khác

返信を残す

無料相談・お問い合わせ
ご相談やお見積もりは全て 無料 で対応いたします。

    「個人情報保護方針」をお読みいただき同意いただける場合は「送信」ボタンを押して下さい。
    入力していただいたメールアドレス宛に自動返信メールを送信していますので、お手数ですがそちらをご確認ください。
    無料相談・お問い合わせ
    ご相談やお見積もりは全て 無料 で対応いたします。

      「個人情報保護方針」をお読みいただき同意いただける場合は「送信」ボタンを押して下さい。
      入力していただいたメールアドレス宛に自動返信メールを送信していますので、お手数ですがそちらをご確認ください。
      無料相談
      お問い合わせ