Những khó khăn khi làm việc với người Nhật

Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với tinh thần làm việc chăm chỉ và kỉ luật cao. Vậy, khi làm việc với người Nhật, bạn có thể phải đối mặt với những khó khăn nào? Bạn cần lưu ý những gì để có thể thích nghi được với môi trường Nhật Bản? Hãy cùng ONETECH tìm hiểu nhé!

Những khó khăn khi làm việc với người Nhật

Những khó khăn và khác biệt cần chú ý khi làm việc với người Nhật

Bạn đang có ý định làm việc trong môi trường có phần khắc nghiệt này? Hãy ghi nhớ những thông tin cơ bản về thực trạng, những ưu điểm cũng như một số lưu ý khi làm việc cùng người Nhật trong bài viết dưới đây. 

Sự khác biệt 

Khó khăn đầu tiên bạn có thể gặp phải khi làm việc với người Nhật đó là những khác biệt liên quan đến nền văn hóa cũng như bất đồng ngôn ngữ. 

Rào cản văn hóa

Khi chúng ta làm việc với người đến từ nền văn hóa khác, đôi khi sự khác biệt trong văn hóa Nhật Bản sẽ biến thành trở ngại. 

Một ví dụ điển hình là lịch nghỉ lễ tết. Cụ thể, trong khi người Nhật đón tết dương lịch thì người Việt Nam đón tết âm lịch. Kết quả là, bạn vẫn sẽ phải làm việc trong thời điểm đáng lẽ ra bạn đang được tận hưởng kỳ nghỉ tết âm lịch dài ngày của đất nước mình. 

Văn hóa Nhật Bản rất khác biệt

Văn hóa Nhật Bản rất độc đáo nhưng cũng rất khác biệt với hầu hết các nước, đặc biệt là Việt Nam

Rào cản ngôn ngữ

Ngoài ra, rào cản về ngôn ngữ cũng là một trong những khó khăn đầu tiên mà không ít người gặp phải khi sinh sống, học tập trong môi trường Nhật Bản với nét văn hóa khác biệt. 

Khi nói chuyện trực tiếp, bạn có thể nhận ra rằng tốc độ nói của người Nhật khá nhanh. Ngoài ra họ còn sử dụng tiếng địa phương và tiếng lóng. 

Vì vậy, việc tìm hiểu thật kĩ về văn hóa Nhật Bản và luyện tập tiếng Nhật giao tiếp thường xuyên là điều hết sức cần thiết.

Áp lực công việc

Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã gắn liền với sự chăm chỉ, kỷ luật. Ngay cả những người có hiểu biết không nhiều về Nhật Bản cũng có thể liên tưởng ngay rằng khi làm việc với người Nhật, bạn cần phải thích nghi tốt với môi trường áp lực cao. 

Kỷ luật khắt khe

Một trong những nét đặc trưng của người Nhật đó là họ luôn đúng giờ. Với người Nhật Bản, khi một cuộc hẹn diễn ra lúc 09 giờ sáng, bạn phải đến trước 15 phút. Sau 8h45 bạn mới đến tức là bạn đã muộn.

Hãy ghi nhớ thói quen “trước 15 phút” bởi điều này rất quan trọng với bạn khi làm việc trong các công ty Nhật Bản. 

Đề cao chất lượng công việc

Trọng tâm của văn hóa Nhật Bản đặt vào sự siêng năng, tinh thần đoàn kết và lòng trung thành. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thái độ này được bắt nguồn từ những kỷ văn hóa Samurai, đặc biệt là Bushido – được dịch theo nghĩa đen là “quy tắc ứng xử của võ sĩ đạo”.

Đối với người Nhật Bản và những người trên thế giới, thuật ngữ Bushido đại diện cho một tập hợp các giá trị riêng biệt mà tất cả nhân viên cần phải hướng đến. 

Đó là những phẩm chất bạn cần sở hữu khi làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản: lòng trung thành tuyệt đối với công ty hoặc người sử dụng lao động của mình, sự tận tâm với chất lượng và độ chính xác trong công việc của riêng mình và khả năng làm việc chăm chỉ mọi lúc. 

Môi trường làm việc tại Nhật Bản luôn có những quy tắc khắt khe và yêu cầu sự kỷ luật cao

Môi trường làm việc tại Nhật Bản luôn có những quy tắc khắt khe và yêu cầu sự kỷ luật cao

Trong khi nhân viên vẫn được kỳ vọng sẽ thi đua tất cả những phẩm chất nêu trên, họ cũng được kỳ vọng sẽ dũng cảm vượt qua cơn bão mặc dù tình trạng trả lương thiếu ngày càng phổ biến, ít cơ hội hơn và áp lực gia tăng để trở nên “năng suất”.

Karōshi là gì?

Karōshi mô tả cái chết do làm việc quá sức, đó là một thực trạng nhức nhối ở Nhật Bản. Nó được cho là nguyên nhân của khoảng 10.000 ca tử vong mỗi năm trong năm 2008 và đó là chưa kể khoảng 8000 vụ tự tử liên quan đến công việc đã xảy ra. 

Không có gì lạ khi làm việc với người Nhật, bạn sẽ thường thấy nhân viên làm việc theo ca từ 10-12 giờ, sau đó ​​sẽ đi giao lưu với quản lý cấp trên cho đến đầu giờ sáng và sau đó quay lại làm việc ngay. Nhiều cửa hàng tiện lợi thậm chí còn bán áo sơ mi, dành cho những người chưa kịp về nhà. Trên đường phố cũng không hiếm cảnh nhân viên ôm cặp ngủ trên ghế đá hay vỉa hè.

Rõ ràng, những áp lực đang đè nặng lên toàn bộ lực lượng lao động của Nhật Bản. Chính phủ đã cố gắng thực hiện các hướng dẫn chặt chẽ hơn về chính sách làm việc của công ty, thậm chí còn cố gắng thực hiện “Ngày thứ sáu đặc biệt”, một ngày mà người lao động được ra về lúc 3 giờ chiều. Tuy nhiên, những nỗ lực này hầu như không thành công. Bởi trên thực tế, một cuộc khảo sát gần đây với 155 công ty lớn ở Nhật Bản cho thấy 45% công ty được hỏi không có kế hoạch triển khai chính sách này.

Văn hóa chào cờ đầu tuần và phong trào tập thể dục giữa giờ rất phổ biến trong các công ty Nhật Bản

Văn hóa chào cờ và phong trào tập thể dục giữa giờ rất phổ biến trong các công ty Nhật Bản (Ảnh: Onetech)

Áp lực tinh thần

Văn hóa Horenso

Văn hóa Horenso cũng là một trong những rào cản bởi nó có sự khác biệt tương đối với phong cách làm việc của người Việt ta. Một đặc trưng trong các công ty Nhật Bản là hoạt động teamwork. Để làm việc suôn sẻ thì việc thường xuyên liên lạc, báo cáo tiến độ công việc, trao đổi khi có thắc mắc là điều rất quan trọng. 

Thông thường, người Nhật Bản luôn hy vọng đồng nghiệp hoặc nhân viên của họ là người biết tôn trọng ý kiến của cấp trên, tiền bối và tán thành với những ý kiến đó.

Ý-chỉ-và-tinh-thần-làm-việc-của-người-Nhật

Người Nhật luôn đề cao và rèn luyện ý chí cũng như tinh thần làm việc từ nhỏ

Vì vậy, khi làm việc với người Nhật, việc nêu ý kiến cá nhân đương nhiên là rất tốt, nhưng bạn không nên quá áp đặt ý kiến đó và khăng khăng cho rằng mình đúng.

Không đùa giỡn với cấp trên  

Khi làm việc tại các công ty Nhật Bản, cần đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa nhân viên và người sếp. Ở Việt Nam, nếu như đồng nghiệp và bạn có thể đùa giỡn với sếp và đặt cho sếp những biệt danh dễ thương, thì ở Nhật sẽ có khác biệt.

Ở Nhật Bản, nhân viên là nhân viên, sếp là sếp. Vì vậy, khi làm việc với người Nhật, bạn phải cân nhắc từ ngữ sao cho thích hợp. 

Không phải người Nhật nào cũng nghiêm trọng hóa vấn đề này. Nhưng có đến 95% người Nhật cảm thấy khó chịu nếu bạn không biết sử dụng “kính ngữ” cho phù hợp.

Không nói thẳng

Người Nhật thường hướng nội và ít nói. Họ hay trả lời không rõ ràng, ít khi nói thẳng ra là có hay không. Ngay cả khi không thích điều gì đó, họ cũng sẽ không bao giờ nói thẳng là họ không thích. Vì vậy, khi làm việc với người Nhật, bạn cần phải thấu hiểu cảm xúc của người Nhật và phán đoán được bầu không khí đang xảy ra lúc đó.

Để hòa hợp với người Nhật, tốt nhất bạn nên tránh nêu ý kiến cá nhân một cách quá thẳng thắn, có thể lựa chọn cách nói khác gián tiếp hơn để khiến cho đối phương cảm thấy thoải mái.

Người Nhật “ngại” nhờ vả 

Người Nhật Bản luôn cảm thấy thật tệ nếu như có ai nhờ họ mà họ không đủ khả năng giúp đỡ. Có nhiều người còn sẵn sàng bỏ lại công việc của mình để giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, cũng chính vì lý do này, người Nhật ngại nhờ vả nhau. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc kĩ nếu cần sự giúp đỡ từ người Nhật vì điều này có thể gây phiền đến họ. 

Tham gia các bữa tiệc

Các công ty Nhật thường tổ chức các bữa tiệc quy mô lớn với tần suất khoảng 3 lần/năm. Các bữa tiệc này sẽ có sự tham gia của cấp trên, những nhân viên cũ, và là dịp quan trọng để mọi người giao lưu, chia sẻ, thu hẹp khoảng cách. 

  • “Bonenkai (tiệc cuối năm)”: tiệc để mọi người quây quần, quên đi những vất vả trong suốt năm làm việc vừa qua. 
  • “Shinnenkai (tiệc đầu năm)” : tiệc chúc mừng cho khởi đầu của năm mới. 
  • “Kangei Kai (tiệc chào mừng nhân viên mới)”: bữa tiệc để mừng những người mới gia nhập công ty. 

Vì vậy, để dễ dàng hòa nhập với văn hóa công ty cũng như hiểu thêm về cấp trên, đồng nghiệp, bạn nên chủ động tham dự những bữa tiệc này. 

Happy-hours-tiec-cong-ty-Onetech

Môt bữa tiệc nhỏ (happy hours) tại công ty Onetech

Khó khăn tiềm ẩn khác

Quấy rối

Việc quấy rối tại nơi làm việc có thể diễn ra dưới nhiều hình thức: lạm dụng tâm lý, đe dọa, sỉ nhục, bôi nhọ nhân cách, v.v. Đáng buồn thay, theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2019 bởi nippon.com, cứ ba người Nhật Bản thì có một người từng bị quấy rối tại nơi làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo Japan Times, trong một cuộc thăm dò ý kiến do chính phủ Nhật Bản tiến hành với hơn 9.600 lao động nữ thông qua đường bưu điện hoặc trả lời trực tuyến, 29% người trả lời nói rằng họ bị quấy rối tình dục nơi công sở.

Ngày 8/3/2019, Nội các Nhật Bản đã thông qua một loạt dự luật sửa đổi, trong đó cấm mọi hình thức quấy rối ở nơi làm việc và yêu cầu các công ty ngăn chặn tình trạng lạm dụng chức quyền hoặc ức hiếp, bắt nạt.

Bắt nạt “pawa-hara”

パタハラ (Patahara) Đó là từ viết tắt của Paternity harassment (nôm na là tình trạng bắt nạt, phân biệt đối xử). Nói đến bắt nạt bạn nghĩ đến những đối tượng phái yếu như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật,… tuy nhiên kể cả phái mạnh cũng không thoát khỏi nguy cơ trở thành nạn nhân của Patahara.

Có rất nhiều lý do khiến nhiều người phải trải qua “Patahara” khi làm việc với người Nhật. Nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nhật Bản gây áp lực lên các nhà quản lý, khiến những người này lần lượt gây áp lực vô lý lên nhân viên của họ. 

Ngược đãi

Một nguyên nhân khác có thể là do việc sa thải nhân viên đang cực kỳ khó khăn ở Nhật Bản. Luật pháp của chính phủ quy định gần như không thể sa thải ai đó mà không có nguyên nhân cụ thể. Nhiều nhà quản lý ngược đãi nhân viên của họ với hy vọng vì lý do này họ sẽ nghỉ việc.

Kết

Trên đây là một số thông tin về những khó khăn bạn có thể gặp phải khi làm việc với người Nhật và chia sẻ thực tế về những điều bạn cần lưu ý khi sinh sống và làm việc trong môi trường văn hóa Nhật Bản. Hy vọng bài viết này của ONETECH giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn cũng như chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để không bị bỡ ngỡ và thích nghi thật tốt nhé.

無料相談・お問い合わせ
ご相談やお見積もりは全て 無料 で対応いたします。

    「個人情報保護方針」をお読みいただき同意いただける場合は「送信」ボタンを押して下さい。
    入力していただいたメールアドレス宛に自動返信メールを送信していますので、お手数ですがそちらをご確認ください。
    無料相談・お問い合わせ
    ご相談やお見積もりは全て 無料 で対応いたします。

      「個人情報保護方針」をお読みいただき同意いただける場合は「送信」ボタンを押して下さい。
      入力していただいたメールアドレス宛に自動返信メールを送信していますので、お手数ですがそちらをご確認ください。
      無料相談
      お問い合わせ